THÁNG MƯỜI Ở CHIÊU LY
---------------------------------------
Ngày 15.10.2012
Chỉ nằm cách trung
tâm huyện lỵ Mường Chà khoảng hơn 10 km, nhưng để vào bản Chiêu Ly – xã Sa Lông
chúng tôi đi xe máy cũng phải mất gần một giờ đồng hồ…
Tháng
mười ở Chiêu Ly thật đẹp, bầu trời trong xanh như mắt mèo. Khi xe qua những khe
núi, thung lũng bất chợt gặp những làn gió thu xe lạnh vụt qua cảm giác thật dễ
chịu.
Những
nương lúa vàng rực nằm hai bên đường vào bản, xa xa trên lưng núi những cọt
khói ngoằn nghèo vóng lên trời cao. Gần trưa rồi chắc bà con đang thổi cơm ăn
trên nương còn kịp gặt đưa lúa về bản. Mùi cơm mới thơm nức một vùng đồi…
Đường
vào Chiêu Ly vốn nỗi tiếng là khó đi, anh em giáo viên trẻ mới lên nhận công
tác trong bản vẫn đùa nhau là vào “ Chia
li ” để nói lên cái khó khăn của đường xá. Đã vào là không muốn ra, mà đã
ra rồi thì chẳng muốn vào…
Nhưng nay thì khác rồi! Lâu lắm tôi lại có dịp vào
đây công tác, cảm giác đầu tiên mới lạ đó là con đường từ trung tâm xã vào bản
đang được Nhà Nước quan tâm đầu tư sửa sang, mở rộng. Đường rộng thênh thang,
uốn lượn thật mềm mại quanh các lưng núi đá tai mèo hiểm trở. Những khối đất đỏ
quoạch được máy súc cắt cua, san phảng nhìn các anh em công nhân làm việc trông
thật khí thế. Mặc dù con đường vẫn chưa hoàn thiện nhưng cái màu đỏ mới của đất
và cái hình dáng mềm mại của con đường làm tôi tràn trề những cảm xúc mới mẻ và
chắc chắn đem về nhiều hy vọng về cuộc sống yên bình, tốt đẹp cho người dân bản
Hmông ở Chiêu Ly.
Hẹn gặp lại Chiêu Ly một ngày gần nhất!
HẸN NGÀY TRỞ
LẠI
---------------------------------
Trương
Hữu Thiêm
(
Tặng Trần Tâm – Ban QL rừng phòng hộ Mường Chà )
Tháng
mười, vào bản Chiêu Ly
Đường
men vách núi khó đi vô cùng
Gió thu
xe lạnh lòng thung
Mùi cơm
nếp mới rưng rưng gọi mời
Chả xa
mà cũng cách vời
Dễ
chừng đã mấy năm trời qua đi
Chiêu
Ly nào phải “ Chia li ”
Yêu
nhau thì có quản gì núi sông?
Hẹn
ngày trở lại Sa Lông
Nhấp
chung rượu ngọt bềnh bồng Chiêu ly …
TP
Điện Biên, 20.10.2012
VÀ NHỮNG LỜI ĐỘNG VIÊN
CỦA BỐ…
Nhớ ngày còn bé hồi học cấp một, mỗi lần được điểm 10 mình
vui lắm sau tiếng trống tan trường là bước thật nhanh men theo bờ ruộng để về
khoe với cả nhà. Những lần như thế ông nội, bố mẹ vui lắm … rồi mình lại được
thưởng ngay bữa cơm chiều hôm đó hoặc là bữa sáng hôm sau. Trong xóm, nhà mình
tuy không giàu nhưng cũng chẳng nghèo có điều là thấy mẹ cũng không sẵn tiền
lắm vì thế ít khi mẹ đi chợ và cả nhà được ăn thịt. Mỗi lần được thưởng như
vậy, bố thường ra lệnh cho mẹ “ Ra chợ
mua thịt ” về cả nhà liên hoan. Mình tuổi lợn nhưng lại rất thích ăn “ thịt lợn ” dăm bữa nữa tháng mà không
được miếng nào là thèm lắm … chính vì thế mà cố gắng kiếm thật nhiều điểm 10
hơn! Kết quả là thi tốt nghiệp cấp 1 mình đỗ bằng giỏi…
Lên cấp hai, mình lớn hơn một chút đã biết làm một số việc
giúp bố mẹ. Việc học cũng khó hơn chút nhưng mình vẫn cố gắng và có những điểm
10 và phần thưởng của mình cũng vẫn là những bữa cơm ấm cúng đó. Cái ngày mình
có thêm em gái út thứ ba mình đã hiểu rằng bố mẹ sẽ vất vả hơn nhiều lần so với
những vất vả mà mình đã thấy và phần thưởng của mình sẽ ít đi nhưng mình đã
biết phần thưởng lớn nhất của mình là sự lao động cật lực từ sáng sớm đến tối
mịt của bố mẹ. Mình nhớ có lần viết bài tập làm văn đề bài nói về công việc của
bố mẹ, mình đã viết: “ Khi mẹ tôi đi làm là
lúc sương đêm còn đẫm trên cỏ, lúc mẹ về cũng là lúc cỏ đẫm sương đêm …”.
Tôi đã hiểu đấy là phần thưởng, là lời động viên ân cần và thường xuyên nhất
đối với tôi và em gái. Chính vì vậy tôi đã say mê học tập và kết quả cuối cấp
hai tôi tốt nghiệp loại giỏi, điểm thi cao thứ nhì trường được xét thẳng vào
cấp 3. Bố mẹ vui lắm … Lên cấp 3, tôi học có phần xa sút và kết quả đã trượt
đại học. Lúc ấy thất vọng lắm và tôi biết bố mẹ, các em mình cũng thế … có lẽ
được kế thừa “ Chất lính” của bố mẹ
tôi không hề nao núng và gục ngã mà quyết tâm khăn khói ra đi tìm lời giải hay
cho những bài toán mà mình đang bế tắc, rèn luyện tâm lý thi đấu cho mùa thi
tới. Sự quyết tâm ấy đã được đền đáp bằng kết quả đậu cả Đại học và cao đẳng.
Phần thưởng của tôi còn nhiều hơn hồi bé ngoài những bữa cơm ngon, ấm cúng tôi
còn được nhận những phần quà vật chất rất ý nghĩa như: Chiếc bút máy “ kim
tinh” của ông ngoại, Đồng hồ đeo tay của Bố, những quyển sổ tay rất đẹp của các
bác … và có lẽ phần thưởng lớn nhất đối với tôi là những tháng ngày lao động
vất vả của cả gia đình trong suốt thời gian sinh viên cho đến khi tôi tốt
nghiệp và đi công tác…
Sáng nay, khi lên cơ quan vẫn là thói quen đến sớm một chút
để đọc báo trước khi làm việc. Cầm tờ Báo Điện Biên Phủ số 169 ra ngày
30/10/2012, mình giật mình khi thấy hai bài thơ đăng tại trang 5/ mục VH – NT,
một bài là sáng tác của mình “ Đêm Mường
Tùng”, còn một bài được Nhà thơ Trương
Hữu Thiêm đề tặng “ Hẹn ngày trở lại ”.
Mình vui lắm và còn được anh em đồng nghiệp chia sẽ nữa …Và mình hiểu tất cả
những điều đó như lời động viên và phần thưởng của một người cha đối với những
nỗ lực của con mình. Tuy chưa gặp Chú Thiêm, anh Lợi nhưng những gì chú và anh
động viên khích lệ cháu cảm nhận được nó giống như “hơi ấm của gia đình mình”. Cháu chỉ biết đón nhận và cảm ơn những
tình cảm tốt đẹp đó của chú và các anh chị trong Ban Biên Tập Báo đã cho Trần
Tâm có cơ hội được thể hiện mình.
Tập làm nhà thơ,
làm thi sĩ cháu như đứa trẻ lên ba đang học nói học đánh vần được Chú và các
anh chị VNS động viến góp ý cháu rất cảm động và hứa với lòng mình sẽ cố gắng
như ngày xưa đi học để được nhận những phần thưởng như khi được điểm 10 tròn
trĩnh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét