Tùy bút: Mường chà xưa và nay



MƯỜNG CHÀ XƯA VÀ NAY
---------------------------------
Ngày 21.5.2011

  I/ Điều kiện tự nhiên:
  1.1. Vị trí địa lý:
  Mường Chà là một huyện vùng cao biên giới nằm phía tây bắc của tỉnh Điện Biên, chạy dọc theo quốc lộ 12 đoạn từ TP. Điện Biên Phủ đi TX. Mường Lay và tỉnh Lai Châu, trung tâm huyện cách Thành phố Điên Biên Phủ khoảng 55 km về hướng Tây Bắc, cách TX. Mường Lay 50 km về hướng Bắc.
 Vị trí địa lý và ranh giới của huyện cụ thể như sau:
          + Phía đông tiếp giáp với huyện Tủa Chùa và Tuần Giáo.
          + Phía tây tiếp giáp với huyện Mường Nhé và nước Lào.
          + Phía nam tiếp giáp với TP. Điện Biên Phủ.
          + Phía bắc tiếp giáp với TX. Mường Lay.
1.2. Địa hình:
Kiểu địa hình của huyện Mường Chà chủ yếu là núi trung bình và núi cao có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển trung bình từ  350m - 1.800m, với độ dốc bình quân từ 160 - 450. Địa hình chia cắt phức tạp do có nhiều núi cao và khe sâu tạo thành.
1.3. Khí hậu, thủy văn:
1.3.1. Khí hậu:
a) Nhiệt độ:
- Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa m­ưa từ tháng 4 đến tháng 9: Nóng, ẩm, m­ưa nhiều. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh và khô hanh.
-  Nhiệt độ bình quân năm: từ 180 đến 200 C.
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 400 C.
+ Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 20 C.
  b) Lượng mưa:
+ Lư­ợng mưa bình quân năm từ: 1.600 - 2.000 mm.
+ L­ượng mưa tháng cao nhất (tháng 7): 400 - 500 mm/ tháng.
+ L­ượng mưa tháng thấp nhất (tháng 12): 50 - 60 mm/ tháng.
Vào các tháng 01 và tháng 12 thường xuất hiện sương muối. Các tháng 3, 4, 5 khu vực thiết kế chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), thời tiết hanh khô và nóng, cũng trong thời gian này thường có giông và kèm theo mưa đá với cường độ nhỏ, từ 1- 2 trận/tháng.
  c) Độ ẩm:
 Độ ẩm không khí trung bình từ 83 - 85% nhưng vào các tháng 3, 4, 5 thời tiết khô nóng do ít mưa và còn bị ảnh hưởng của gió lào nên độ ẩm không khí có thể xuống thấp mức từ 40 - 50%.
  d) Chế độ gió, bão:
   Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai loại gió chính đó là: Gió mùa đông bắc thổi vào các tháng 10, 11,12 và tháng giêng. Gió mùa tây nam (Gió Lào) thổi vào các tháng 3, 4, và 5.
  Địa phương ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão nhiệt đới nhưng hay xảy các hiện tượng như: Lốc xoáy, sạt lở đất, lũ quét, động đất... Lịch sử đã minh chứng vào các  năm 1990 và 1996 toàn bộ khu vực TX. Mường Lay ( cũ, nay là Mường Chà ) đã bị lũ quyét làm chết hàng nghìn người và toàn bộ nhà cửa, tài sản vật của nhân dân bị chôn vùi dưới dòng nước và bùn đất.
  đ) Đặc điểm sông suối:
  Mường Chà có hệ thống sông suối khá phong phú với nhiều con sông suối có lưu lượng nước lớn. Phải kể đến đầu tiên là hai con sông chính đó là:
  + Sông Đà chảy từ Trung Quốc qua TX. Mường Lay rồi qua địa phận xã Pa Ham và Sá Tổng của huyện Mường Chà.
  + Sông Nâm Mức là một nhánh nhỏ của Sông Đà đầu nguồn tại bản Nậm Mức thuộc xã Sá Tổng chảy qua địa phận các xã Pa Ham, Hừa Ngài, Mường Mươn, và Na Sang trước khi chảy về Tuần Giáo.
  Những dòng suối chính phải kể đến đó là: Suối Nậm He thuộc xã Mường Tùng, Suối Nậm Lay - Suối Nậm Mươn chảy từ TX. Mường Lay qua Mường Tùng về Huổi Lèng, Sa Lông rồi chảy về Thị trấn Mường Chà. Ngoài ra còn những dòng suối nhỏ phải kể đến đó là: Suối Nậm Piền, suối Huổi Chá, Suối Ma Thì Hồ, Suối Chà Tở, Suối Năm Khăn, Suối Đề Cua Tử,...
  Ngoài ra với hàng trăm khe nước lớn nhỏ nằm rải rác khắp các địa phương trong huyện đã tạo nên phong cảnh nơi đây như một bức tranh sơn thủy hài hòa và nhiều màu sắc.
  Ngoài tác dụng cung cấp nguồn nước sinh hoạt và cho sản xuất, hệ thống sông suối ở Mường Chà còn đem lại một tiềm năng to lớn cho địa phương mà mà ít có nơi nào có được đó là Thủy Điện. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ Mường Chà đã được khởi công xây dựng và đang dần hoàn thiện công trình thủy Điện Nậm He thuộc địa bàn xã Mường Tùng. Những công trình thủy điện khác như: Thủy điện Nậm Mức - Tuần Giáo, Thủy điện Nậm Cản - TX. Mường Lay cũng dựa vào sức nước của hệ thống sông suối ở đây. Hiện tại và trong tương lai những công trình thủy điện này sẽ còn góp phần lớn vào công cuộc "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của đất nước.
1.3.2. Thủy văn:
Chế độ dòng chảy của suối trong năm phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, nên cũng được phân chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa lũ lượng mưa chiếm từ 80 – 85% lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô chỉ chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm.
  Mường Chà với lượng mưa hàng năm lớn, mùa mưa thường kéo dài, hệ thống sông suối, khe, ao hồ phong phú và đa dạng. Lưu lượng của các con sông suối chính lớn, nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm và lượng nước ngầm cũng khá dồi dào là những đặc điểm nỗi bật của đặc điểm thủy văn của khu vực.
  1.3.3. Đất đai:
  Tổng diện tích tự nhiên của huyện Mường Chà là: 177.177,56 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 98.050,55 ha ( Chiếm 55,35% ). Trong đó:
            + Đất sản xuất nông nghiệp: 18.561,44 ha ( Chiếm 10,5% ).
            + Đất Lâm nghiệp: 79.395,3 ha ( Chiếm 44,8% ).
            + Đất nuôi trồng thủy sản: 53,24 ha ( Chiếm 0,03 % ).
            + Đất nông nghiệp khác: 40,57 ha ( Chiếm 0,02 % ).
- Đất phi nông nghiệp: 2.936,96 ha ( Chiếm 1,65% ).
- Đất chưa sử dụng: 76.190,05 ha ( Chiếm 43,0 % ).
  + Đất đai chủ yếu là đất lâm nghiệp có độ dốc lớn, các loại đất chính là: Đất feralít nâu vàng, feralít nâu đỏ, feralít đỏ vàng, feralít vàng đỏ, phát triển trên núi thấp và trung bình.
  + Các nhóm đá mẹ chính đó là: Nhóm đá mác ma axít(a), nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô(c), Phiến thạch Mica(f), nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn(s), nhóm đá Các bo nát(v), nhóm đá mác ma kiềm và trung tính(k), ...
  1.3.4. Tài nguyên động, thực vật:
  a) Tài nguyên thực vật:
  Rừng Mường Chà có tổng diện tích khoảng: 85.372,86 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loài cây gỗ quý hiếm như: Pơ mu, lát hoa, đinh, lim, sến, táu, nghiến... ngoài ra còn có nhiều loài cây Lâm sản ngoài gỗ cho giá trị kinh tế cao như: Cọ khiết (hay còn gọi là Cây cánh kiến đỏ), Sa nhân, song mây... Tuy nhiên những năm gần đây, nguồn tài nguyên này đang bị xâm hại và suy giảm nhanh chóng do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nhiều loài quý hiếm đã và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
  a) Tài nguyên động vật:
  Cùng với sự suy giảm nhanh chóng nguồn tài nguyên rừng thì nguồn tài nguyên động vật cũng dần bị cạn kiệt. Nhiều loài quý hiếm như: Hổ, báo, gấu,... đã bị tuyệt chủng cục bộ tại địa phương. Hiện tại vẫn còn nhiều động vật quý hiếm tuy nhiên số lượng cá thể không còn nhiều như: Nai, Hoẳng, sơn dương, khỉ, các loài cày, lợn rừng, nhím, rắn hổ mang chúa, ....
  Với hệ thống sông suối dày đặc thì nguồn tài nguyên thủy sản ở đây cũng rất phong phú là nguồn thực phẩm dồi dào của nhân dân. Có nhiều loài cá quý hiếm cho giá trị bảo tồn và kinh tế cao như: Cá Lăng, cá trình, cá chiên, cá nheo, cá kính,...
 Đánh giá chung:
  a) Thuận lợi:      
Với vị trí địa lý thuận lợi, năm trên trục đường giao thông quan trọng (Quốc lộ 12) nối giữa TP. Điện Biên Phủ với TX. Mường Lay và nằm trên tỉnh lộ 131 từ Mường Chà đi huyện Mường Nhé cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, khí hậu - thủy văn ôn hòa, mát mẻ ít biến động là những ưu thế có một không hai của Mường Chà so với những huyện khác trong tỉnh để phát triển mạnh, toàn diện về  Kinh tế - chính trị và xã hội.
  b) Khó khăn:
  Bên cạnh những mặt thuận lợi, thì Mường Chà một huyện vùng cao biên giới còn rất nhiều khó khăn.
  Do vị trí địa lý xa Thủ đô, xa những trung tâm kinh tế lớn của Đất nước. Đường xá, giao thông chưa phát triển dẫn đến Mường Chà chưa phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Khối lượng sản phẩm hàng hóa ít, chưa đóng góp nhiều vào tổng thu nhập của toàn huyện.
  Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo nàn nên việc phát triển nền công nghiệp nặng và những công nghiệp là không thể. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp và chủ yếu dựa vào các nguồn ngân sách của Nhà nước, trình độ dân trí thấp nên cuộc sống của nhân dân trong huyện còn rất nhiều khó khăn và thử thách.
  II/ Điều kiện kinh tế - xã hội:
  2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc và diện tích:
  a) Dân số:
  Tính đến năm 2010 dân số toàn huyện có 52.522 người tương đương với 10.504,4 hộ. Quy mô hộ khoảng 5 người/hộ, mật độ trung bình 29,7 người/km2.
  Do đặc thù là một huyện miền núi vùng cao nên sự phân bố dân số không đồng đều. Xã có số dân đông nhất là xã Chà Tở với 5.814 người, xã có số dân ít nhất là xã Mường Mươn với 1.488 người.
  b) Dân tộc:
  Địa bàn huyện Mường Chà có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống như: H'mông, Thái, Kinh, Khơ mú, Kháng,... trong đó dân tộc H'mông chiếm đa số với 32.301 người, rồi đến dân tộc thái với 11.540 người. Trong số 18 dân tọc thì có nhiều dân tộc rất ít người như: Dân tộc Hrê, Giáy, Lào.
  c) Diện tích:
  Với tổng diện tích 177.177,56 ha gồm 14 xã và 01 thị trấn. Xã có diện tích lớn nhất là xã Hừa Ngài với 24.387,66 ha và Thị trấn Mường Chà có diện tích bé nhất là 2.241,65 ha.
Biểu 01: Diện tích và phân bố dân cư
STT
Tên đơn vị hành chính
Diện tích ( Ha )
Dân số BQ ( người )
1
Thị trấn Mường Chà
2.241,65
3.373
2
Xã Nậm Khăn
10.523,07
3.568
3
Xã Chà Tở
12.361,75
5.814
4
Xã Mường Tùng
17.131,66
2.194
5
Xã Chà Nưa
9.873,57
5.626
6
Xã Hừa Ngài
24.387,66
5.017
7
Xã Pa Ham
6.806,82
4.201
8
Xã Huổi Lèng
10.828,74
2.667
9
Xã Sa Lông
8.538,60
3.619
10
Xã Phìn Hồ
11.491,26
4.202
11
Xã Sá Tổng
11.079,51
2.564
12
Xã Si Pa Phìn
12.985,82
2.855
13
Xã Ma Thì Hồ
14.069,51
3.398
14
Xã Na Sang
11.412,56
2.936
15
Xã Mường Mươn
13.445,38
1.488
         
  2.2. Lao động và việc làm:
  Lực lượng lao động trong độ tuổi là: 24.534 người. Trong đó:
  + Lao động Nông - Lâm nghiệp chiếm: 71,95%.
  + Lao động công nghiệp - xây dựng chiếm: 10,35%.
  + Lao động dịch vụ - thương mại chiếm: 9,7 %.
  2.3. Xây dựng cơ bản:
  Mường Chà có một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 2.241,65 ha là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện đã được quy hoạch đầu tư xây dựng đến nay cac tuyến đường trục chính, các công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng, đèn cao áp, mạng lưới thông tin phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng, thương mại,... được nhà nước đầu tư khang trang đáp ứng yêu cầu làm việc và sinh hoạt của cán bộ và nhân dân trong thị trấn.
  Những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Mường Chà được quan tâm đầu tư nhiều chương trình dự án trọng điểm như: Chương trình 134, chương trình 135... Sự thành công của những dự án này đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn ở đây. 14 xã trong huyện đều đã có điện lưới quốc gia về đến nơi, các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm xá, bể nước sạch được quan tâm xây dựng hàng đầu.
  Tuy nhiên ở một vài địa phương kết cấu hạ tầng quy hoạch còn chưa đồng bộ, nhiều công trình còn chưa phát huy hết tác dụng như: Nhiều bể nước sinh hoạt xây xa khu dân cư, xây xa nguồn nước,... Chất lượng các công trình chưa cao, một số công trình mới đưa vào sử dụng chưa hết thời gian khấu hao nhưng đã xuống cấp và hư hỏng nhanh chóng.
  2.4. Giao thông:
  Mạng lưới giao thông của huyện nhìn chung tương đối phát triển, trên tinh thần " Nhà nước và nhân dân cùng làm"  Ngoài những tuyến đường quốc lộ chính như: QL.12, QL.6 thì các tuyến đường liên xã cũng được quan tâm đầu tư, mở mang, tu sửa và nâng cấp thường xuyên.
  Nhiều địa phương như: Sa Lông, Huổi Lèng, Ma Thì Hồ có phong trào tự giác mở đường, nhân dân trong bản tự nguyện bỏ tiền bỏ sức bạt núi mở những con đường đất nối liến các bản hay đường lên nương ruộng. Hầu hết các bản đều đã có đường xe máy đến nơi tuy nhiên vẫn còn một số bản vùng sâu xa của một số địa phương vẫn chưa có như nhiều bản của xã Mường Tùng, Hừa Ngài, Huổi Lèng.
  2.5. Y tế, giáo dục, văn hóa:
  2.5.1. Y tế:
  Toàn huyện có một Trung tâm  Y tế,  mỗi xã đều có một trạm y tế, trung bình 2,24 bác sĩ/vạn dân. Đội ngũ y bác sĩ thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, hiện nay trung tâm có 8 bác sĩ trình độ đại học, 94 y sĩ và 31 y tá. Hầu như 100% số bản trong huyện đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  Là một huyện vùng cao biên giới nên các tệ nạn xã hội như: Ma túy, HIV/AIDS còn nhiều. Hàng năm trung tâm y tế huyện thường xuyên phối hợp với  Công an huyện và chính quyền địa phương tổ chức đưa gần 70 lượt người đi cai nghiện. Thực hiện tốt pháp lệnh dân số, kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,6%, tỷ lệ sinh sản giảm 1,2%o. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng nhiều hoạt động thiết thực của các cấp, các ngành và toàn xã hội 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 6 loại Vác sinn, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng đến nay là 23,19%, giảm 11% so với năm 2005.
  2.5.2. Giáo dục:
  Toàn huyện đến năm học 2009 - 2010 có 60 trường. Trong đó có: 18 trường mầm non, 41 trường phổ thông và 01 Trung tâm GDTX, có 5 trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, tăng 2,3 lần so với năm 2004, số lượng học sinh ra lớp tăng bình quân 8 - 10%/năm.
  Chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đạt 96% trong đó 56% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Tuy nhiên nhiều điểm bản sâu xa trung tâm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn nhiều thiếu thốn, đời sống của cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến một bộ phận không nhỏ chưa tâm huyết và gắn bó lâu dài với nghề.
  2.5.3. Văn hóa, thông tin:
  Hoạt động văn hóa - thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, hướng về cơ sở phục vụ những nhiệm vụ chính trị của huyện. Phòng văn hóa - thông tin huyện thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn huyện. Phong trào toàn dân tham gia rèn luyện thể dục, thể thao có bước phát triển mới, trong năm 2010 đã tổ chức thành công Đại hội TDTT toàn huyện lần thứ VI.
  Phong trào: " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được tăng cường chỉ đạo, đã có 34% gia đình  và 33%  thôn bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa.
  Hoạt động truyền thanh - truyền hình phát triển về số lượng, thời lượng phát sóng tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005, 95% dân số được nghe đài tiếng nói Việt Nam, 80% dân số được xem truyền hình.
  2.6. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp:
  2.6.1. Về nông nghiệp:
  a) Trồng trọt:
  - Lúa ruộng: Tổng diện tích gieo trồng lúa mùa toàn huyện là 1.605,96 ha, năng suất bình quân đạt 43,4 tạ/ha, sản lượng đạt 6.969,9 tấn.    
- Lúa nương: Tổng diện tích gieo trồng lúa nương là 2.360 ha, năng suất thu hoạch bình quân đạt 13,5 tạ/ha, sản lượng đạt 3.186 tấn.
- Nương ngô: Diện tích trồng 368 ha, năng suất bình quân đạt 17,6 tạ/ha, sản lượng đạt 647,7 tấn.
- Cây đậu tương: Diện tích trồng 276 ha, năng suất bình quân đạt 10,2  tạ/ha, sản lượng đạt 280,5 tấn.
- Cây Lạc: Diện tích trồng 71,4 ha, năng suất bình quân đạt 10,3 tạ/ha, sản lượng đạt 73,54 tấn.
  b) Cây công nghiệp:
  Hình thành các vùng cây nguyên liệu như: Dứa gai (367 ha), mía (3 ha), Bông  (22,7 ha) năng suất đạt 3 tạ/ha, sản lượng đạt 6,8 tấn.
  c) cây rau màu:
  Tổng diện tích gieo trồng 242,5 ha, sản lượng đạt 3.214,77 tấn, năng suất đạt 153,96 tạ/ha.
  d) Về chăn nuôi:
  Tổng đàn Trâu bò toàn huyện có 21.879 con, ước tính lượng thịt bán ra thị trường  hàng năm là 416 con thu về khoảng 3.328 triệu đồng.
  Tổng đàn dê, ngựa khoảng 10.169 con, ước tính lượng thịt bán gia thị trường đạt 188,8 tấn.
  Tổng đàn lợn hiện có là 32.195 con trong đó: Lợn thịt là 24.580 con, lợn nái 7.255 con, lợn đực giống 360 con. Sản lượng thịt xuất chuồng đạt 945.000 tấn.
  Tổng đàn gia cầm có 162.989 con, ngoài ra còn có các loài khác như: Trăn 50 con, ong 329 đàn.
  2.6.2. Lâm nghiệp:
  Nhân dân trong huyện có kinh nghiệm làm nghề rừng từ lâu đời, từ xưa cả nước biết đến huyện Mường Chà là một cái nôi của nghề nuôi thả cánh kiến đỏ và khai thác gỗ Pơ mu cung cấp một trữ lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
  Ngoài ra nhân dân trong huyện tham gia nhiều Dự án trồng rừng phòng hộ và sản xuất từ lâu đời như: Dự án 327, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 661,... Hiện nay với nhiều chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Điện Biên nhiều Doanh nghiệp tư nhân như: Công ty cổ phần Lâm Biên, DN Vũ Hòa, DN Hồng Nhung, Cty cao su,... đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng sản xuất ở nhiều địa phương trong huyện tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong toàn huyện.
   Cán bộ  Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Chà, cán bộ Hạt kiểm lâm huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT thường xuyên vận động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp nên những năm gần đây nhân dân trong huyện đã nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng của việc quản lý bảo vệ & phát triển rừng.
  Đánh giá chung về điều kiện xã hội:
  Mường Chà một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Điện Biên, có tổng diện tích tự nhiên lớn 177.177,56 ha với 14 xã và 01 thị trấn, khoảng 157 thôn bản và tổ dân phố.
  Toàn huyện có 18 dân tộc anh em chung sống với tổng số dân là 52.522 người, mật độ dân số thưa thớt trung bình 29,7 người/km2. Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp dẫn đến ở nhiều địa phương vẫn còn hiện tượng kẻ xấu lợi dụng "Tuyên truyền đạo trái phép" như ở các xã: Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Hừa Ngài, Si Pa Phìn, Sá Tổng đã làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế cũng như làm bất ổn đến tình hình chính trị của huyện nhà.
  Lực lượng lao động còn ít khoảng 24.534 người, tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao (66,6%) nền kinh tế chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất Nông - Lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.
  Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, hệ thống đường giao thông tương đối phát triển. Y tế, giáo dục dược quan tâm đúng mức đang từng bước được nâng cấp và hoàn thiện.
  Mặc dù cơ sở hạ tầng nhiều địa phương còn yếu kém và hạn chế nhưng tương lai với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước có những chính sách ưu việt, phù hợp cho đồng bào dân tộc vùng cao thì chắc chắn Mường Chà sẽ phát triển mạnh và toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội.
( Bài viết của tôi có sử dụng các số liệu của phòng thống kê huyện Mường Chà, Hạt KL )















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét